Sùi mào gà khi mang thai

  • cập nhật lần cuối: 24-06-2023 15:13:13
  • Tham vấn y khoa: 
Lượt xem: 5259

Phụ nữ bị bệnh sùi mào gà trong giai đoạn mang thai cần được điều trị tích cực trước khi sinh con để tránh những nguy hiểm với cả người mẹ và em bé. Những thay đổi hormone trong quá trình mang thai có thể thúc đẩy các nốt sùi mào gà phát triển lớn hơn làm giảm độ đàn hồi của đường sinh nở, tắc đường sinh nở; đôi khi gây chảy máu khó cầm dẫn tới mất máu, có thể đe dọa tính mạng.

Tham khảo thêm:

sui-mao-ga-khi-mang-thai
Bệnh sùi mào gà khi mang thai

Sùi mào gà khi mang thai và những nguy cơ

- Lây truyền bệnh sùi mào gà từ mẹ sang con. Trường hợp virus HPV (virus gây bệnh sùi mào gà) gây u nhú ở họng, thanh quản của em bé mặc dù không phổ biến nhưng rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của trẻ.

- Nguy cơ tắc đường sinh nở, chảy máu khó cầm: Nếu sùi mào gà phát triển nhiều ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung thì có thể làm giảm độ đàn hồi của những bộ phận này; trường hợp những nốt sùi mào gà phát triển lớn có thể gây tắc nghẽn đường sinh nở; nguy cơ chảy máu khó cầm cũng rất cao vì vậy những trường hợp này thường được chỉ định sinh mổ chứ không được sinh thường, có thể phải sử dụng kháng sinh để chống bội nhiễm nếu có chảy máu.

- Nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn.

Tất cả phụ nữ bị sùi mào gà cần được làm xét nghiệm để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Sau khi sinh, bệnh nhân phải được quản lý và theo dõi chặt chẽ bằng soi cổ tử cung, xét nghiệm tế bào âm đạo, cổ tử cung và khi cần thì sinh thiết để chẩn đoán.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám Thái Hà về bệnh sùi mào gà khi mang thai. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ theo số máy đường dây nóng 0365.116.117 hoặc chọn chat trực tuyến để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá: 
Sùi mào gà khi mang thai
Điểm trung bình:  8.4 /  10 (  184 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?