Đi cầu ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm? Chữa trị như thế nào?

  • cập nhật lần cuối: 23-11-2022 13:13:14
  • Tham vấn y khoa: 
Lượt xem: 17544

Đi ngoài ra máu hay đi cầu ra máu là một hiện tượng khá phổ biến nhưng đa số mọi người thường bỏ qua hoặc có lo lắng nhưng lại ngại đi khám chữa. Phòng khám đa khoa Thái Hà đã nhận được câu hỏi của bạn Văn Thanh (tên bệnh nhân đã được thay đổi) 25 tuổi ở Vĩnh Phúc với nội dung như sau: “Cháu chào các bác sĩ, một tuần nay cháu đi vệ sinh có thấy máu lẫn trong phân khiến cháu lo lắng. Các chuyên gia cho cháu hỏi cháu bị gì, có nguy hiểm không? cháu phải làm gì bây giờ? Cháu cảm ơn ạ!”.

Tham khảo thêm:
Rò hậu môn: Biểu hiện và những nguy hiểm

Cảm ơn Văn Thanh đã gửi câu hỏi về cho Phòng khám Thái Hà, rất tiếc là thông tin bạn gửi về cho chúng tôi không đủ chi tiết để xác định bạn đang bị bệnh gì. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng đi ngoài ra máu, mời bạn đọc bài viết dưới đây.

Đi ngoài ra máu là bệnh gì?

Hiện tượng đi ngoài ra máu, có thể đi cầu ra máu tươi hoặc máu đen, máu có thể nhỏ giọt, chảy thành tia hoặc lẫn trong phân, dính vào giấy vệ sinh...

Nguyên nhân đi cầu ra máu

Đi ngoài ra máu do bệnh nhân mắc các bệnh như:

- Bệnh trĩ: Các búi trĩ xuất hiện ở các mô xung quanh hậu môn khiến việc đại tiện gặp khó khăn. Bệnh nhân cố rặn khi để đẩy chất thải ra ngoài khiến máu ra lẫn ở trong phân hoặc trên giấy vệ sinh. Lượng máu ở giai đoạn đầu ít nếu không quan sát kỹ khó có thể nhìn thấy, đối với giai đoạn sau máu ra nhiều, đi lại nhiều, ngồi xổm cũng ra máu…
- Polyp hậu môn, trực tràng: Đây là bệnh lý phổ biến với triệu chứng điển hình đi ngoài ra máu, lượng máu mất đi nhiều khiến bệnh nhân bị thiếu máu trầm trọng ảnh hưởng đến tinh thần cũng như sức khỏe của người bệnh.
- Nứt kẽ hậu môn, apxe hậu môn: Tình trạng hậu môn bị sưng đỏ, phù nề làm cản trở việc đại tiện, việc đẩy chất thải ra ngoài khiến cho các tĩnh mạch căng lên các apxe nứt ra gây chảy máu, đau rát ở hậu môn, trường hợp nặng chảy máu ngay cả không đi đại tiện.
- Ung thư trực tràng: Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, đi cầu ra máu tươi hoặc đen, máu lẫn trong phân.
- Các bệnh về đường tiêu hóa khác: Xuất huyết dạ dày, nhồi máu ruột non… táo bón, kiết lỵ đều xuất hiện tình trạng ra máu lẫn trong phân thậm chí có cả dịch nhầy.

- Liên quan tới các bệnh về máu bởi vì khi mắc các bệnh về máu thì chúng có thể chảy bất kỳ đâu chứ không riêng hậu môn.

Đi ngoài ra máu khi nào là nguy hiểm?

Các chuyên gia phòng khám Thái Hà cho biết, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng và mức độ chảy máu để xác định độ nguy hiểm.

- Gây thiếu máu: Đây là hệ lụy đầu tiên việc mất máu trong thời gian dài khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt trầm trọng. Trường hợp bị nhẹ, bạn sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, tay chân lạnh còn trường hợp nặng bị ngất xỉu, tụt huyết áp, thậm chí mất ý thức.
- Nhiễm trùng: vùng niêm mạc hậu môn bị nhiễm trùng khiến các vi khuẩn xâm nhập vào trong máu gây bệnh, đe dọa tính mạng.
- Rối loạn tiêu hóa: ám ảnh những cơn đau khiến bệnh nhân sợ đại tiện, nhịn vệ sinh lâu ngày khiến bệnh nhân mất cảm giác buồn vệ sinh, khiến cho tiêu hóa gặp khó khăn.
- Ảnh hưởng sinh hoạt: Mệt mỏi, lo lắng khiến bệnh nhân không thể tập trung trong công việc cũng như sinh hoạt bình thường.

Các biện pháp phòng tránh đi ngoài ra máu

Để phòng tránh và khắc phục các tác hại của đi ngoài ra máu, mọi người hãy xây dựng các biện pháp phòng tránh như sau:

Chế độ ăn uống hợp lý:

- Chế độ ăn uống của bản thân là điều vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa đi ngoài ra máu, nên ăn những thức ăn mềm giúp tiêu hóa tốt hơn, uống đủ nước từ 1,5 lít – 2 lít một ngày để thanh lọc cơ thể, làm mềm phân đại tiện dễ hơn.

- Ăn nhiều chất xơ, các loại rau màu xanh như súp lơ, cải ngọt, rau muống, rau lang… hoa quả tươi như quả mận, kiwi, quả lê, các loại ngũ cốc. Mỗi ngày 1 hộp sữa chua sau bữa ăn giúp cải thiện tiêu hóa, tránh được đi ngoài ra máu.

- Hạn chế sử dụng các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, các thực phẩm có tính cay nóng gây kích ứng hậu môn, tăng táo bón gây chảy máu mỗi khi đại tiện.

- Socola, các chế phẩm từ sữa như phomat, chuối xanh, các chất kích thích như rượu, bia, đồ ngọt có ga… không nên dùng bởi khó tiêu, kích ứng ruột non.

Chế độ sinh hoạt khoa học:

- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi nên sắp xếp một cách hợp lý, tránh làm việc căng thẳng, giữ tâm trạng luôn thoải mái.

- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, thao tác nhẹ nhàng vệ sinh từ trước ra sau, tránh vi khuẩn từ các kẽ hậu môn lây lan sang âm đạo do vệ sinh không đúng cách, sử dụng các loại giấy vệ sinh mềm, đảm bảo chất lượng.

- Đi vệ sinh đúng giờ, không nhịn đi vệ sinh, không ngồi quá lâu, rặn mạnh khiến hậu môn bị áp lực. Không đem sách báo, điện thoại vào nhà vệ sinh khiến mất tập trung kéo dài thời gian đi vệ sinh, vùng bụng dưới chịu áp lực.

Thể dục thể thao: Thường xuyên tập luyện thể thao với những bài tập phù hợp giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sự đề kháng phòng ngừa các bệnh lý.

Lời khuyên: Đi cầu ra máu có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm, khi có dấu hiệu đi ngoài ra máu, bệnh nhân nên chủ động đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Nếu Văn Thanh cùng bạn đọc còn thắc mắc về hiện tượng đi ngoài ra máu và muốn điều trị bệnh vui lòng đến trực tiếp Phòng khám Thái Hà ở địa chỉ số 11 Thái Hà – Đống Đa - Hà Nội, gọi điện thoại theo số 0365116117 hoặc click tư vấn trực tuyến để được giải đáp cụ thể.

Đánh giá: 
Đi cầu ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm? Chữa trị như thế nào?
Điểm trung bình:  7.4 /  10 (  134 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?