Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

  • cập nhật lần cuối: 25-11-2022 15:08:24
  • Tham vấn y khoa: 
Lượt xem: 6477

Chào các bác sĩ phòng khám Thái Hà, tôi năm nay 27 tuổi, là dân văn phòng với đặc thù công việc phải ngồi làm việc rất nhiều. Qua tìm hiểu tôi được biết ngồi quá nhiều như vậy rất có thể gây ra bệnh trĩ. Không biết bệnh trĩ có nguy hiểm không ạ, làm thế nào để không bị bệnh trĩ khi phải ngồi nhiều như vậy? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Có thể bạn cũng quan tâm:

benh-tri-co-nguy-hiem-khong
Bệnh trĩ nguy hiểm không?

Bệnh trĩ nguy hiểm không?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn của Phòng khám Thái Hà. Sau đây các chuyên gia sẽ trả lời câu hỏi của bạn:

Dân gian đã có câu "thập nhân cửu trĩ", nghĩa là bệnh trĩ là một bệnh rất phổ biến, và tỷ lệ người mắc bệnh trĩ thì ngày càng tăng. Nhưng vì đây là một bệnh ở vùng tế nhị nên rất nhiều người e ngại không dám chia sẻ với người thân và bác sĩ. Đến khi bệnh đã nặng hoặc có các biến chứng nguy hiểm sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc chữa trị bệnh.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ có thể hiểu là do các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bị tắc nghẽn và phình to lên (giãn quá mức) tạo thành búi trĩ. Bệnh trĩ gồm 2 loại: trĩ nội, trĩ ngoại. Ngoài ra, còn có bệnh trĩ hỗn hợp nghĩa là người bệnh vừa bị trĩ ngoại, vừa bị trĩ nội.

Trong đó, trĩ nội là búi trĩ nằm phía trên đường lược, phía trong hậu môn, người bệnh không thể nhìn thấy hoặc sờ thấy búi trĩ, trĩ nội gồm 4 cấp độ:

- Bệnh trĩ nội độ 1: Búi trĩ hình thành nhưng chưa sa ra ngoài. Trong giai đoạn này, bệnh trĩ nội thường khiến người bệnh bị táo bón, đi ngoài đau rát, chảy máu tươi khi đi đại tiện.

- Bệnh trĩ nội độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng ngay sau đó có thể tự tụt vào trong được.

- Bệnh trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi người bệnh đi đại tiện và không thể tự co lại mà người bệnh phải dùng tay ấn thì búi trĩ mới tụt vào trong được.

- Bệnh trĩ nội độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài luôn luôn và không thể tụt vào trong dù dùng tay ấn.

Bệnh trĩ ngoại nghĩa là búi trĩ ở phía dưới đường lược, người bệnh có thể nhìn thấy búi trĩ như mẩu thịt thừa ở hậu môn. Bệnh trĩ ngoại không có cấp độ, tuy nhiên bệnh sẽ nặng dần theo sự tăng kích thước của búi trĩ, búi trĩ càng to càng dễ vỡ, chảy máu và viêm nhiễm.

Nói tóm lại, bệnh trĩ là bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn trực tràng, nếu không được điều trị sớm, bệnh không chỉ gây khó chịu cho người bệnh trong đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể gây ra nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh.

Bệnh trĩ nguy hiểm như thế nào?

- Người bệnh đại tiện ra máu tươi gây mất máu, thiếu máu: Tùy theo mức độ bệnh trĩ mà người bệnh có thể đại tiện kèm theo một chút máu tươi, hoặc máu chảy nhỏ giọt, chảy thành tia. Hiện tượng này kéo dài có thể gây mất máu, thiếu máu cho người bệnh.

- Hậu môn dễ bị viêm loét, bởi búi trĩ kích thích hậu môn tiết nhiều dịch, mặt khác búi trĩ phình to rất dễ vỡ hoặc bị hoại tử làm cho hậu môn bị viêm loét, ngứa ngáy, khó chịu.

- Gây nhiễm trùng máu: Búi trĩ vỡ gây chảy máu và có thể gây nhiễm trùng máu.

- Gây rò hậu môn: Búi trĩ bị vỡ loét có thể tạo thành lỗ rò hậu môn khiến người bệnh thường xuyên bị rò rỉ chất thải, gây cảm giác khó chịu.

Như vậy có thể thấy rằng bệnh trĩ rất nguy hiểm. Do đó, khi có bất kì dấu hiệu nào của bệnh trĩ, người bệnh cần sớm đi khám để được bác sĩ điều trị kịp thời.

Phòng tránh bệnh trĩ ra sao?

Để đề phòng bệnh trĩ, các bác sĩ khuyên bạn nên:

- Có chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, chất xơ, uống nhiều nước để tránh bệnh táo bón.

- Không uống rượu bia, không hút thuốc lá hoặc ăn nhiều đồ ăn cay nóng.

- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đúng cách, dùng giấy mềm ướt vệ sinh hậu môn sau đó thấm sạch bằng giấy khô.

- Thay đồ lót thường xuyên, mặc đồ lót khô thoáng, rộng rãi.

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia Phòng khám Thái Hà về vấn đề bệnh trĩ có nguy hiểm không. Nếu bạn cần tư vấn thêm về vấn đề này hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi theo đường dây nóng 0365.116.117 hoặc chat yahoo để được tư vấn trực tiếp.

Đánh giá: 
Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Điểm trung bình:  7.9 /  10 (  227 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?