Cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả với từng giai đoạn

  • cập nhật lần cuối: 25-11-2022 13:00:10
  • Tham vấn y khoa: 
Lượt xem: 18370

Bệnh trĩ có tỉ lệ mắc ngày càng cao, nguyên nhân gây bệnh trĩ là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, lười vận động… Bệnh trĩ bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp với mức độ ảnh hưởng khác nhau. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống cũng như sức khoẻ người bệnh.

Tham khảo thêm:
Bệnh trĩ là gì? triệu chứng bệnh trĩ như thế nào
Rò hậu môn: Biểu hiện và những nguy hiểm

Bệnh trĩ và cách chữa trị hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Theo các chuyên gia phòng khám Thái Hà, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có khả năng mắc bệnh trĩ nếu rơi vào một trong những đối tượng dưới đây:

- Thói quen sinh hoạt không khoa học: Thói quen thường xuyên ăn quá nhiều đạm, protein, uống nhiều bia, rượu… nhưng lại thiếu chất xơ, uống ít nước… gây ra bệnh trĩ.
- Do táo bón: Khi bị táo bón trong thời gian dài, người bệnh phải dùng rất nhiều lực để rặn tống phân ra bên ngoài, khiến các tĩnh mạch chịu áp lực lớn, lâu ngày gây bệnh trĩ.
- Do đứng hoặc ngồi quá lâu: Đứng hoặc ngồi quá lâu khiến khí huyết lưu thông kém, hoạt động kém, gây áp lực lên vùng xương chậu và hậu môn. Lâu dần có thể khiến các mạch máu bị tắc nghẽn, giảm chức năng co giãn của hậu môn, dễ hình thành các búi trĩ.
- Do uống ít nước: Bạn cần cung cấp 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để duy trì trạng thái tốt cho cơ thể. Cơ thể khi bị thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi đó đường ruột co bóp kém khiến phân ở trong ruột lâu, phân khô, to và cứng, dễ dẫn đến tình trạng táo bón và lâu ngày gây ra bệnh trĩ.
- Do quan hệ qua đường hậu môn: Quan hệ tình dục qua đường hậu môn có thể dẫn đến bệnh trĩ. Khi hậu môn không có chức năng tiết chất nhờn sẽ khiến các tĩnh mạch dãn quá mức, gây đau đớn, búi trĩ hình thành. Tình trạng này thường xuất hiện ở nữ giới và những người đồng tính.
- Những người béo phì: Những người béo phì rất dễ mắc bệnh trĩ, bởi trọng lượng cơ thể lớn, ăn uống nhiều, áp lực lớn lên vùng hậu môn - trực tràng dẫn đến bệnh trĩ.
- Mang thai: Khoảng gần 50% phụ nữ mang thai sẽ bị bệnh trĩ. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ hormone, sự phát triển của thai nhi gây ra áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn - trực tràng dẫn tới bệnh trĩ.
- Do tuổi tác: Ở những người cao tuổi, hoạt động cơ quan tiêu hóa dần kém, cơ vùng dọc theo ống hậu môn bị lão hõa sẽ mất đi tính đàn hồi và hình thành lên táo bón liên tục là điều kiện cho trĩ phát triển.

Cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả

Bệnh trĩ bao gồm bệnh trĩ ngoại, bệnh trĩ nội và trĩ hỗn hợp với các cấp độ 1, 2, 3, 4. Tùy thuộc vào từng mức độ của bệnh mà có thể áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp .

Cách chữa trị bệnh trĩ cho từng cấp độ

Cách chữa trị bệnh trĩ độ 1

Bệnh trĩ cấp độ 1 là giai đoạn mới hình thành, việc áp dụng những bài thuốc dân gian điều trị bệnh đã được ông cha ta biết đến và sử dụng. Các bài thuốc dân gian thường lấy từ các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên để chế thuốc. Có thể kể đến các loại thảo dược vô cùng gần gũi như cây tầm vông, cây hoa hòe, chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá, đu đủ xanh, quả sung… Với những loại thảo dược này có thể điều chế dưới 3 dạng chính như dạng sắc uống, dạng đắp, dạng xông…

Bên cạnh đó, bạn cần thiết lập và duy trì chế độ ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn đồ cay nóng sẽ giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được thuyên giảm.

Điều trị bệnh trĩ cấp độ 2

Điều trị bệnh trĩ cấp độ 2 chủ yếu là sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, cầm máu khi bị đi ngoài ra máu nhiều, các loại thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt hậu môn. Phương pháp điều trị trĩ cấp độ 2 bằng thuốc cần điều trị lâu dài và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ mới mang lại hiệu quả.

Cách điều trị bệnh trĩ cấp độ 3

Ở cấp độ 3 là giai đoạn bệnh đã bắt đầu bước sang giai đoạn nặng với những biến chứng phức tạp và nguy hiểm. Lúc này, việc điều trị bằng thuốc sẽ không mang lại hiệu quả cao mà cần phải áp dụng một số thủ thuật như chích xơ búi trĩ, thắt trĩ bằng vòng cao su, liệu pháp đông máu… để hạn chế các búi trĩ hình thành.

Bệnh trĩ cấp độ 3 rất nguy hiểm, nếu không được điều trị dứt điểm sẽ khiến cho cơ thể bệnh nhân suy nhược trầm trọng. Nhưng nếu để bệnh phát triển sang cấp độ 4 sẽ gây nên những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Cách điều trị bệnh trĩ cấp độ 4

Các phương pháp thông thường như phương pháp dân gian hay sử dụng thuốc đều ít hiệu quả với bệnh trĩ độ 4, muốn chữa trị triệt để phải cần đến can thiệp của phương pháp phẫu thuật.

Hiện nay để điều trị bệnh trĩ cấp độ 4, bệnh nhân buộc phải tiến hành cắt trĩ. Phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT và PPH đang được áp dụng tại Phòng khám đa khoa Thái Hà. Đây là phương pháp không sử dụng dao kéo nên không gây đau đớn, chảy máu cho người bệnh. Kỹ thuật HCPT và PPH an toàn tuyệt đối, điều trị triệt để bệnh trĩ, giúp người bệnh hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn phương pháp này.

Lời khuyên:

Bệnh trĩ tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng trầm trọng đến quá trình sinh hoạt và làm việc, làm giảm hiệu quả và năng suất lao động cùng niềm vui sống của bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh trĩ nên phát hiện sớm để có can thiệp kịp thời.

Tư vấn online miễn phí là cách nhanh mà bạn có thể hiểu rõ về tình trạng bệnh mà không cần đọc nhiều tài liệu. Hãy nhấp chuột vào bảng chat bên dưới để được các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà tư vấn và giải đáp miễn phí. Hay gọi điện thoại đến số 0365.116.117 – 0365.116.117. Hoặc trực tiếp đến địa chỉ số 11 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội để thăm khám và điều trị bệnh.

Đánh giá: 
Cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả với từng giai đoạn
Điểm trung bình:  7.6 /  10 (  141 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?