- Trang chủ /
- Cẩm nang sức khỏe /
- Nguyên nhân gây xuất tinh ra máu là gì?
Nguyên nhân gây xuất tinh ra máu là gì?
-
cập nhật lần cuối: 24-06-2023 13:26:21
-
Xuất tinh ra máu là tình trạng xuất hiện máu trong tinh dịch. Bình thường, tinh dịch có màu trắng ngà. Khi tinh dịch có máu (bằng mắt thường thấy tinh dịch có màu đỏ, hồng hoặc khi xét nghiệm thấy có máu trong tinh dịch) thì gọi là xuất tinh ra máu. Có nhiều nguyên nhân gây xuất tinh ra máu nhưng thông thường là do viêm túi tinh và viêm tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ những chấn thương, viêm niệu đạo, polip niệu đạo, sùi mào gà trong niệu đạo, ung thư tiền liệt tuyến, các bệnh toàn thân như rối loạn đông máu, suy gan...
Có thể bạn cũng quan tâm:
Nguyên nhân nào gây hiện tượng xuất tinh ra máu?
Nguyên nhân gây xuất tinh ra máu
Nguyên nhân chủ yếu gây xuất tinh ra máu là do viêm và nhiễm khuẩn đường sinh dục như: viêm túi tinh, viêm đường dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, ung thư tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo... Quá trình viêm gây kích thích niêm mạc dẫn đến hiện tượng sung huyết và phù nề của các ống, các tuyến của đường dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt, niệu đạo... từ đó gây xuất tinh ra máu.
Các nguyên nhân gây viêm là do nhiễm khuẩn, chấn thương và sỏi túi tinh hay canxi hoá tuyến tiền liệt. Nhiễm khuẩn thường gặp như: Entecrobacteria (chủ yếu là Escherichia coli), chlamydia, gram dương, trực khuẩn lao và một số loại virut. Các chấn thương gây viêm rất hay gặp trong các trường hợp do quan hệ tình dục quá nhiều, quan hệ tình dục quá mạnh, hoặc kiêng quan hệ tình dục quá lâu.
Ở Việt Nam, lao sinh dục là nguyên nhân chủ yếu gây hiện tượng này. Viêm mãn tính ống phóng tinh (túi tinh) do lao sinh dục sẽ gây xuất tinh máu. Tuy nhiên, bệnh này có thể chữa khỏi bằng thuốc và không lây truyền, nên không cần quá lo lắng.
Ngoài ra, cũng có một hiện tượng rất dễ nhầm với xuất tinh ra máu, đó là có một số bệnh nhân hễ cứ cương dương (khi đi tiểu, khi có ham muốn) là ra máu. Đây là biểu hiện của bệnh vỡ đám rối tĩnh mạch ở niệu đạo tuyến tiền liệt. Sự nhầm lẫn giữa xuất tinh ra máu và vỡ tĩnh mạch có thể rất tai hại bởi hai biểu hiện khác nhau thể hiện hai bệnh với hai cách xử trí hoàn toàn khác nhau.
Biểu hiện xuất tinh ra máu
Dấu hiệu để nhận biết máu trong tinh dịch là tinh dịch có màu hồng và có các sợi máu lẫn trong tinh dịch hay tinh dịch có màu nâu sẫm, màu sô cô la, màu gỉ sắt.
Bên cạnh đó, xuất tinh ra máu thường có các dấu hiệu đi kèm như: Đau khi đi tiểu tiện, đại tiện hoặc xuất tinh; cảm giác căng vùng bìu; phù nề hoặc căng vùng háng; đau lưng; sốt hoặc rét; tiểu ra máu.
Có nhiều người phàn nàn có xuất tinh ra máu, nhưng thực ra máu ở đây là do quan hệ quá mạnh, đặc biệt khi có dùng bao cao su, sau khi xuất tinh thấy tinh dịch trong bao cao su có màu hồng.
Làm gì khi bị xuất tinh ra máu
Nếu bị xuất tinh ra máu, điều đầu tiên bạn cần làm là phải cực kỳ bình tĩnh và nhớ xem điều này đã xảy ra lần nào chưa. Nếu đây là lần đầu tiên và không kèm theo các biểu hiện đau khi đi tiểu, đau khi xuất tinh, đau khi đi ngoài, cảm giác căng vùng bìu, phù nề hoặc căng vùng háng, đau lưng, sốt hoặc rét thậm chí tiểu ra máu... thì bạn có thể tạm thời yên tâm. Sau khi tĩnh dưỡng và theo dõi, nếu thấy những lần sau tinh dịch không có màu hồng nữa nghĩa là bạn chỉ bị chấn thương cậu nhỏ, khi cậu nhỏ khỏe lại thì bạn cũng không bị xuất tinh ra máu nữa. Nếu chấn thương nhẹ thì chỉ cần các phương pháp hỗ trợ như nghỉ ngơi, chườm đá và theo dõi các triệu chứng. Nếu chấn thương nặng có thể phải can thiệp phẫu thuật.
Nếu xuất tinh ra màu máu bất thường hoặc kéo dài, tái diễn nhiều lần thì cần xét nghiệm phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu tìm vi khuẩn, xét nghiệm tinh dịch đồ, cấy tinh dịch tìm vi khuẩn, xét nghiệm tinh dịch đồ, cấy tinh dịch tìm vi khuẩn, siêu âm tinh hoàn, túi tinh, tuyến tiền liệt. Trong một số trường hợp có thể phát hiện được viêm túi tinh, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt.
Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Nam Khoa Phòng Khám Thái Hà về một số nguyên nhân gây xuất tinh ra máu. Nếu như có thắc mắc hay cần tư vấn khám chữa bệnh hãy gọi cho chúng tôi theo số 0365.116.117 để được tư vấn trực tiếp.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Chi phí xét nghiệm bệnh xã hội bao nhiêu tiền
Chi phí xét nghiệm bệnh xã hội bao nhiêu tiền, có tốn kém không? là một băn khoăn mà hầu như bệnh nhân nào cũng quan tâm. Hiện nay, để có thể chẩn đoán ra bệnh xã hội, các bác sĩ thường sẽ l...Xem chi tiết
-
Giới thiệu về Phòng khám đa khoa Thái Hà
Phòng khám đa khoa Thái Hà ra đời với sứ mệnh mang lại sức khỏe vững chắc, giúp bạn tận hưởng trọn vẹn niềm vui cuộc sống, là một cơ sở y tế đạt chuẩn chất lượng tại thành ph...Xem chi tiết
-
Cách chữa trị bệnh trĩ
Bệnh trĩ có tỉ lệ mắc ngày càng cao, nguyên nhân gây bệnh trĩ là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, lười vận động… Bệnh trĩ bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp với mức độ ??...Xem chi tiết
-
Đi cầu ra máu là bệnh gì?
Đi ngoài ra máu hay đi cầu ra máu là một hiện tượng khá phổ biến nhưng đa số mọi người thường bỏ qua hoặc có lo lắng nhưng lại ngại đi khám chữa. Phòng khám đa khoa Thái Hà đã nhận...Xem chi tiết
-
Nguy cơ lây nhiễm bệnh xã hội từ nhà nghỉ
Bệnh xã hội có khả năng lây truyền nhanh chóng, chủ yếu thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, bệnh xã hội còn có thể lây truyền gián tiếp thông qua các vật dụng sinh hoạt cá nhân....Xem chi tiết
-
Bệnh trĩ nội độ 1, 2 và cách chữa trị hiệu quả
Bệnh trĩ có rất nhiều loại mỗi loại lại có các cấp độ khác nhau mà không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề này. Trong nội dung bài viết hôm nay, các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ chia sẻ t...Xem chi tiết