Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

  • cập nhật lần cuối: 23-11-2022 13:05:01
  • Tham vấn y khoa: 
Lượt xem: 11321

Bệnh trĩ ngoại ngày càng có xu hướng gia tăng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Vậy triệu chứng của bệnh trĩ ngoại như thế nào? đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Nhận biết triệu chứng của bệnh trĩ ngoại là cách tốt để phát hiện bệnh sớm để kịp thời chữa trị. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia phòng khám Thái Hà sẽ chia sẻ cùng bạn một số thông tin về bệnh trĩ ngoại, hi vọng hữu ích cho bạn!

Có thể bạn cũng quan tâm:

benh-tri-ngoai
Bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ là chứng bệnh thường gặp ở tất cả mọi người không phân biệt giới tính và lứa tuổi. Bệnh trĩ có 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó, trĩ ngoại là chứng bệnh phổ biến hiện nay.

Trĩ ngoại là hiện tượng các đám rối tĩnh mạch ở dưới đường lược (phía ngoài, bờ của hậu môn) bị giãn ra, gấp khúc, nổi lên và được che phủ bởi một lớp da mỏng được gọi là búi trĩ. Nhìn vào búi trĩ có thể thấy rõ các tĩnh mạch trĩ rất nhỏ và mảnh, đan xen chồng chéo lên nhau.

Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân và biểu hiện

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

Các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết, trĩ ngoại bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:

- Thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt: ăn nhiều đồ cay, nóng, chất béo; Tính chất công việc phải ngồi quá lâu, đứng quá lâu, đi quá nhiều; Thói quen ngồi xổm lâu, thường xuyên ngồi lâu khi đại tiện... là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại.

- Táo bón lâu ngày, đi đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực lên hậu môn cũng là nguyên nhân gây ra trĩ ngoại.

- Ngoài ra, trĩ ngoại còn bắt nguồn từ một số nguyên nhân như: kiết lỵ, mang thai, quan hệ tình dục bằng đường hậu môn...

Triệu chứng bệnh trĩ ngoại

Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại như thế nào? Theo các chuyên gia, bệnh trĩ ngoại có các triệu chứng như sau:

- Ở hậu môn người bệnh xuất hiện búi trĩ phồng lên trông như mẩu thịt thừa.

- Búi trĩ phình to, có lớp da che phủ, màu đỏ sẫm như cục máu đông, nhìn thấy rõ các tĩnh mạch ngoằn nghèo, chồng chéo lên nhau. Nhiều trường hợp búi trĩ có mủ.

- Hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy, nóng rát, đau nhức khi đi đại tiện, ngồi hoặc đứng lâu.

- Lâu ngày không được điều trị, búi trĩ sẽ phình to lên, dễ bị vỡ hoặc chảy máu khi va chạm, áp lực mạnh hoặc di chuyển gây ra rất nhiều khó khăn cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt, bệnh nhân sẽ không thể đứng hoặc ngồi lâu, thậm chí là không thể đi lại được.

Chữa trị bệnh trĩ ngoại như thế nào?

Điều trị trĩ ngoại bằng nội khoa

Phương pháp điều trị nội khoa với bệnh nhân mắc trĩ ngoại áp dụng 2 loại thuốc: Thuốc đường uống và thuốc tác động tại chỗ (tại vị trí búi trĩ).

- Các loại thuốc uống: Là những thuốc được chiết xuất từ thực vật hoặc có chứa hoạt chất Rutin. Nhóm thuốc này có tác dụng làm tăng tính thẩm thấu và sức đàn hồi của các tĩnh mạch vùng hậu môn - trực tràng, giúp làm giảm tình trạng phù nề, sung huyết tại tại các tĩnh mạch.

- Thuốc có tác dụng tại chỗ: Bao gồm các loại thuốc mỡ bôi tại búi trĩ ngoại và thuốc dạng viên đặt vào trong hậu môn. Nhóm thuốc này thường có tác dụng kháng viêm, giảm đau, làm săn chắc các tĩnh mạch...

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phẫu thuật

Điều trị bệnh trĩ bằng ngoại khoa có rất nhiều phương pháp như: Chích xơ, phẫu thuật cắt trĩ, đốt điện, đốt lazer, thắt dây thun.. Tuy nhiên, trong trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại thì chỉ nên áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ. Bởi vì, đây là cơ quan thụ cảm, có chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên sẽ gây đau đớn kéo dài nếu áp dụng các phương pháp ngoại khoa khác.

Ngoài ra, phẫu thuật cắt trĩ chỉ áp dụng cho bệnh nhân mắc trĩ ngoại giai đoạn muộn, xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, viêm loét thậm chí là nguy cơ nhiễm trùng máu nếu không được điều trị kịp thời.

Phòng khám đa khoa Thái Hà Hà Nội áp dụng kỹ thuật HCPT vào điều trị các bệnh hậu môn - trực tràng, trong đó có bệnh trĩ ngoại. Đây là kỹ thuật tiên tiến thế giới hiện nay trong việc điều trị các bệnh lý hậu môn - trực tràng. Kỹ thuật HCPT với nhiều ưu điểm như: Nhanh chóng, an toàn, ít đau, vết thương nhỏ và mau lành.

Một số lưu ý khi bị bệnh trĩ ngoại

- Xây dựng lối sống khoa học: Hình thành thói quen đi đại tiện hàng hàng, chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn; Hạn chế thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn, các chất kích thích, tăng cường râu xanh và chất xơ trong bữa ăn hàng ngày, uống nước đầy đủ; Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ...

Các chuyên gia khuyên rằng, khi có bất kì triệu chứng nào của bệnh trĩ ngoại, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa về bệnh hậu môn để được chữa trị kịp thời. Bởi bệnh trĩ nếu không được chữa trị kịp thời không chỉ gây nhiều phiền toái đến cuộc sống, công việc, sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: giảm ham muốn tình dục, rò hậu môn, nhiễm trùng hậu môn, thiếu máu, ung thư trực tràng...

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Thái Hà về nguyên nhân, các triệu chứng và cách chữa bệnh trĩ ngoại. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn nhận biết được các biểu hiện của bệnh trĩ. Nếu còn băn khoăn nào về vấn đề này, hãy gọi điện đến số 0365.116.117 hoặc chat yahoo để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Đánh giá: 
Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Điểm trung bình:  7.1 /  10 (  127 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?