Đau tức tinh hoàn là bệnh gì?

  • cập nhật lần cuối: 25-02-2023 14:59:06
  • Tham vấn y khoa: 
Lượt xem: 101737

Đau tức tinh hoàn có thể là đau 1 hoặc cả 2 tinh hoàn nhưng phổ biến là đau 1 bên tinh hoàn (thường gặp là đau tinh hoàn trái). Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng đau tức tinh hoàn. Theo các chuyên gia Phòng Khám Nam Khoa Thái Hà, đau tức tinh hoàn có rất nhiều nguyên nhân, phổ biến là một số nguyên nhân sau đây:

dau-tuc-tinh-hoan

Đau tức tinh hoàn có một số nguyên nhân:

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xảy ra ở bên trái (chiếm hơn 80% các ca giãn tĩnh mạch thừng tinh). Nguyên nhân của bệnh là do dòng máu chảy ngược vào trong các tĩnh mạch gây ứ đọng mạch máu phía trên tinh hoàn. Trường hợp tĩnh mạch tinh hoàn chỉ bị giãn nhẹ thì thường không gây đau đơn, nhưng nếu bị giãn nặng sẽ gây đau hoặc cảm giác tức ở vùng bìu. Biện pháp điều trị tốt là thắt tĩnh mạch tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn: khi bị xoắn tinh hoàn, ống dẫn tinh bị tắc nghẽn làm giảm hoặc tắc nghẽn hoàn toàn lượng máu lưu thông đến đây. Xoắn tinh hoàn thường gặp ở nam giới trong độ tuổi dậy thì. Xoắn tinh hoàn nếu không được phát hiện và tháo xoắn kịp thời có thể dẫn tới hoại tử tinh hoàn, nguy cơ phải cắt bỏ tinh hoàn là gần như 100% nếu phát hiện sau 24h kể từ khi bắt đầu có triệu chứng đau.

Viêm mào tinh hoàn: Khi mắc bệnh, trong bìu sẽ xuất hiện khối u có thể gây đỏ và có cảm giác nóng khi sờ vào nó. Bạn có thể mắc tiểu nhiều gấp hai lần bình thường hoặc phát hiện dương vật bị chảy mủ. Bác sĩ Blank cho biết thêm: "Đau mào tinh hoàn không phải là bệnh lý nguy kịch như xoắn tinh hoàn, nhưng buộc bạn phải đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt và có thể được kê toa uống kháng sinh".

Khi mắc bệnh viêm mào tinh hoàn, bạn cần tranh thủ nghỉ ngơi trên giường vì tư thế nâng cao bìu sẽ giảm nhẹ cơn đau. Hãy tắm bồn hoặc tắm nước ấm để làm dịu chỗ phồng và cơn đau, cũng như để kích thích tuần hoàn máu. Đắp nước đá cũng giúp giảm sưng phồng và viêm tấy".

Biểu hiện của ung thư tinh hoàn: Khối ung thư phát triển thành cục cứng trong tinh hoàn, có thể sờ thấy cứng kèm theo cảm giác đau hoặc hơi đau, đôi khi có thêm cảm giác tức ở bìu, gây sốt. Đối với những thể ung thư tinh hoàn thường gặp (như ung thư tuyến tinh), nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ chữa khỏi gần như 100%. Trên thực tế, ung thư tinh hoàn rất hiếm gặp ở độ tuổi 15 - 25, thường từ độ tuổi trung niên trở lên mới dễ mắc.

Chấn thương hoặc viêm nhiễm: Nếu bạn bị đau tinh hoàn kèm theo triệu chứng tinh dịch có màu hồng hoặc đỏ thì có thể do chấn thương ở bộ phận sinh dục hoặc viêm nhiễm ở tinh hoàn (viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, viêm ống dẫn tinh), hay có khối u ở tuyến tiền liệt.

Đau tức tinh hoàn cũng có thể bị khi thủ dâm hoặc hoặc quan hệ tình dục trong thời gian dài (dương vật cương cứng trong thời gian dài).

Nam giới trong độ tuổi sinh sản nên chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân, hình thành thói quen sinh hoạt hợp lí, ăn uống nghỉ ngơi điều độ, vệ sinh sạch sẽ tránh tạo thành các bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục. Bạn cũng có thể tự thực hiện một số thao tác đơn giản để nhanh chóng phát hiện ra những bất thường của “cậu bé”. Ví như bạn dùng tay sờ nắn nhẹ nhàng quanh “cậu nhỏ”, nếu thấy xuât hiện cục cứng hoặc khối u thì nên tới gặp bác sĩ ngay. Các thao tác nên được tiến hành trong khi tắm và làm một cách chậm rãi.

Khi có biểu hiện đau tức tinh hoàn, tốt không nên quan hệ tình dục, không nên vận động mạnh mà cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, tắm nước ấm để giảm thiểu các triệu chứng. Hãy tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và kết luận kịp thời trước khi quá muộn. Trên thực tế, không ít trường hợp chủ quan, xem nhẹ những biểu hiện bất thường của “cậu nhỏ” đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề như vô sinh về sau.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng Khám Nam Khoa Thái Hà về chứng đau tức tinh hoàn. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể gọi điện tới số 0365.116.117 để được tư vấn trực tiếp.

Đánh giá: 
Đau tức tinh hoàn là bệnh gì?
Điểm trung bình:  8.5 /  10 (  295 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Đau tinh hoàn sau khi quan hệ? Đau tinh hoàn sau khi quan hệ?
    Chào các bác sĩ Nam khoa phòng khám Thái Hà, em có một thắc mắc nhỏ mong được các bác sĩ giải đáp. Em thường bị đau tinh hoàn sau khi quan hệ với bạn gái. Em năm nay 22 tuổi, sức khỏe hoàn toàn b...
    Xem chi tiết
  • Giãn tĩnh mạch tinh hoàn Giãn tĩnh mạch tinh hoàn
    Các chuyên gia Nam Khoa phòng khám Thái Hà cho biết: Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là trạng thái bất thường của hệ thống các tĩnh mạch ở tinh hoàn, do hệ thống van tĩnh mạch bị khiếm khuyết nên máu ở...
    Xem chi tiết
  • Xoắn tinh hoàn: Chữa muộn mất bi Xoắn tinh hoàn: Chữa muộn mất bi
    Xoắn tinh hoàn là bệnh lý do tinh hoàn tự xoay quanh trục khiến cho thừng tinh bị xoắn lại gây thiếu máu tới nuôi tinh hoàn. Nếu thừng tinh bị xoắn nhiều lần có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn, máu kh?...
    Xem chi tiết
  • Điều trị viêm tinh hoàn Điều trị viêm tinh hoàn
    Viêm tinh hoàn là tình trạng sưng viêm 1 hoặc cả 2 bên tinh hoàn nhưng thường gặp trường hợp viêm 1 bên tinh hoàn hơn. Viêm tinh hoàn thường có các triệu chứng như sưng đau tinh hoàn, đau lan sang vùng b?...
    Xem chi tiết
  • Triệu chứng viêm tinh hoàn Triệu chứng viêm tinh hoàn
    Triệu chứng viêm tinh hoàn như thế nào? Tinh hoàn là một bộ phận quan trọng trong các cơ quan sinh sản của nam giới. Khi bị viêm tinh hoàn, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có th...
    Xem chi tiết
  • Đau 1 bên tinh hoàn: Chớ dại chủ quan Đau 1 bên tinh hoàn: Chớ dại chủ quan
    Đau 1 bên tinh hoàn là hiện tượng phổ biến ở nam giới, đây có thể là triệu chứng của khá nhiều bệnh như xoắn tinh hoàn, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, chấn thương...
    Xem chi tiết