Hẹp bao quy đầu ở trẻ em

  • cập nhật lần cuối: 25-02-2023 15:38:04
  • Tham vấn y khoa: 
Lượt xem: 7195

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là hiện tượng tương đối phổ biến, biểu hiện của trẻ hẹp bao quy đầu là trẻ bị bí tiểu, thường khóc khi đi tiểu, bao quy đầu căng mọng lên thì rất có thể trẻ đã bị hẹp bao quy đầu. Khi phát hiện trẻ bị hẹp bao quy đầu thì tốt nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm.

Có thể bạn quan tâm:

Trẻ nhỏ mới sinh thường có tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý, tuy nhiên điều này hầu như không ảnh hưởng việc đi tiểu của trẻ và khi trẻ lớn lên sẽ dần tự mất đi. Trong 3 - 4 năm đầu, do kích thước dương vật phát triển, lớp bề mặt da (gọi là thượng bì) bong ra, tích tụ lại thành chất bợn nằm bên dưới da quy đầu, giúp bao quy đầu tách dần khỏi quy đầu. Nhờ những lần dương vật cương khi buồn tiểu, khi ngủ mà bao quy đầu tự tuột hẳn xuống được. Khi trẻ được 3 tuổi, 90% bao quy đầu tuột xuống được. Chỉ có không tới 1% người lớn trên 16 tuổi mà bao quy đầu không thể tuốt ra được, đó là bị hẹp bao quy đầu thật sự.

hep-bao-quy-dau-o-tre-em
Hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em có ảnh hưởng như thế nào?

- Bí tiểu: Trường hợp bao quy đầu quá hẹp có thể dẫn đến tiểu khó, nước tiểu thường không chảy ra hết khi đi tiểu. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu dẫn tới viêm đường tiết niệu thậm chí ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của thận. Nguy hiểm hơn, đó là nhiều người bị ung thư dương vật, phải cắt bỏ hoàn toàn bộ phận sinh dục cũng chỉ vì hẹp bao quy đầu bẩm sinh.

- Ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật: Đến tuổi dậy thì, dương vật phát triển rất nhanh, bao quy đầu hẹp sẽ thít chặt quy đầu do đó gây trở ngại cho sự phát triển tự nhiên của dương vật khiến kích thước dương vật nhỏ hơn

- Ảnh hưởng hoạt động tình dục: Hẹp bao quy đầu sẽ gây đau đớn mỗi khi dương vật cương cứng do quy đầu bị bó chặt, một số trường hợp không cương cứng được, gây khó khăn trong quan hệ tình dục. Hẹp bao quy đầu cũng khiến cho quy đầu nhận ít kích thích từ bên ngoài do đó dẫn tới hiện tượng xuất tinh chậm, khó xuất tinh, trường hợp bao quy đầu sau đó tuột xuống được thì dẫn tới xuất tinh sớm do quy đầu quá nhạy cảm.

Điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Việc điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ em phụ thuộc vào từng lứa tuổi, có thếp áp dụng một số phương pháp dưới đây:

- Với trường hợp trẻ 5 tuổi trở xuống, thường chỉ cần sử dụng các loại thuốc thoa tại chỗ. Sử dụng những loại thuốc này thoa trực tiếp lên bao quy đầu 3 lần mỗi ngày, dùng liên tục trong vòng 6 tuần, dưới tác dụng của thuốc thì bao quy đầu sẽ dần giãn ra và tuột xuống được. Lưu ý rằng chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

- Cắt bao quy đầu: Với trường hợp trẻ trên 6 tuổi, đã sử dụng các loại thuốc thoa tại chỗ mà không có tác dụng, bao quy đầu vẫn căng phồng như bong bóng mỗi khi trẻ đi tiểu hoặc trẻ thường bị viêm bao quy đầu thì nên phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Các bác sĩ lưu ý rằng: Nhiều bậc phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra xem trẻ có bị hẹp bao quy đầu hay không, đồng thời cũng không biết vệ sinh đúng cách để làm sạch sẽ, tránh cho trẻ bị viêm nhiễm do các chất cặn bẩn trong nước tiểu, các chất dịch nhầy của đường tiết niệu đọng lại, dẫn đến viêm quy đầu, viêm dương vật, viêm đường tiết niệu.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Nam Khoa Phòng Khám Thái Hà về chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ em và các điều trị là tiểu phẫu cắt bao quy đầu. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể gọi điện tới số 0365.116.117 để được tư vấn.

Đánh giá: 
Hẹp bao quy đầu ở trẻ em
Điểm trung bình:  7.7 /  10 (  124 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?