Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ

  • cập nhật lần cuối: 25-11-2022 12:24:50
  • Tham vấn y khoa: 
Lượt xem: 8998

Chào các bác sĩ nam khoa Thái Hà, tôi có một vấn đề cần bác sĩ tư vấn gấp. Cách đây khoảng 1 tuần, chồng tôi thú nhận rằng trước đây anh có quan hệ với gái. Mới đây anh có những biểu hiện bất thường nên đã đi xét nghiệm, kết quả là anh bị bệnh giang mai giai đoạn 2. Tôi thực sự vô cùng sốc, anh khuyên tôi nên đi khám, nếu chẳng may bị lây bệnh từ anh thì còn biết mà điều trị kịp thời. ởi vì tôi rất xấu hổ và cũng chưa có biểu hiện gì bất thường nên chưa đi khám. Tôi muốn hỏi các bác sĩ rằng triệu chứng bệnh giang mai ở nữ như thế nào? Mong các bác sĩ sớm trả lời cho tôi, xin cảm ơn các bác sĩ!

Bạn có thể tham khảo thêm:

trieu-chung-benh-giang-mai-o-nu
Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ như thế nào?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tín nhiệm và gửi câu hỏi đến Phòng khám Thái Hà. Dưới đây, chúng tôi xin giải đáp những thắc mắc của bạn như sau:

Bạn thân mến, điều đầu tiên bạn cần làm là đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa để thăm khám kịp thời. Nếu không may mà mắc bệnh thì có phương pháp chữa trị kịp thời, tránh để khi bệnh đã nặng, gây biến chứng mới phát hiện và điều trị. Nếu may mắn chưa bị lây bệnh từ chồng thì có phương pháp phòng chống, tránh để bị lây nhiễm bệnh.

Phụ nữ có cơ quan sinh dục cấu tạo dạng mở nên dễ bị lây nhiễm các bệnh tình dục hơn nam giới. Bệnh giang mai ở nữ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời rất sẽ gây nên những tổn thương trên hầu hết tất cả các cơ quan trong cơ thể như cơ quan sinh dục, hệ cơ xương, thậm chí gây ảnh hưởng đến cả hệ thần kinh, tim mạch và nội tạng.

Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ như thế nào

Giang mai là một bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục. Các triệu chứng bệnh giang mai được chia thành nhiều giai đoạn. Trong đó có giai đoạn đầu, các biểu hiện bệnh thường không rõ ràng nên rất khó để nhận biết.

- Thời gian ủ bệnh của giang mai thường là 3 đến 4 tuần, nhanh chỉ khoảng 10 ngày, chậm khoảng 90 ngày. Biểu hiện đầu tiên là các vết loét hình tròn hoặc hình cầu, màu hồng đỏ, không có mủ, không đau, có bờ, ở giữa hơi cứng gọi là săng giang mai. Săng giang mai thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục, đôi khi xuất hiện ở miệng, lưỡi, ngực, ngón tay. Sau khi săng giang mai xuất hiện khoảng 1 tuần , hạch bách huyết ở vùng bẹn sưng to, đau. Nếu không được điều trị, săng giang mai thường tồn tại khoảng 3 - 6 tuần sau đó dần tự mất đi, bệnh chuyển sang giai đoạn khác.

- Sau giai đoạn săng giang mai khoảng 4 đến 10 tuần, xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào máu và dần phát triển trên khắp cơ thể. Người bệnh thường có những biểu hiện nghiêm trọng về tổn thương niêm mạc, nổi mụn toàn thân. Bệnh có thể làm xuất hiện các mảng sẩn, các nốt ban đỏ không ngứa trên toàn thân hoặc tứ chi bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân. Vùng tổn thương ban đầu thường là các nốt nhú hoặc mụn màu đỏ, dần dần lan rộng ra, nổi lên thành những mảng sẩn chai cứng dạng hình tròn hoặc hình bầu dục, đường viền rất rõ ràng, đường kính khoảng 1-2 cm, sờ vào có cảm giác cứng, ở giữa có hiện tượng bị ăn mòn hoặc lở loét. Có thể kèm theo các biểu hiện như sốt nhẹ, đau họng, rụng lông mày, lông mi, rụng tóc... Tất cả những triệu chứng này sẽ tự mất đi mà không cần điều trị, đây gọi là giai đoạn giang mai kín.

- Ở giai đoạn giang mai kín, xoắn khuẩn giang mai sẽ tấn công vào bên trong cơ thể, có thể gây tổn thương ở hầu hết các cơ quan trên cơ thể từ cơ, xương, hệ thần kinh, tim mạch, nội tạng... Bệnh nhân xuất hiện lại các triệu chứng tương tự giai đoạn 2 nhưng mức đột trầm trọng hơn rất nhiều, xuất hiện củ giang mai, gôm giang mai. Nếu củ giang mai, gôm giang mai khu trú vào các tổ chức quan trọng thì có thể đe dọa tình mạng người bệnh.

Trên đây là những giới thiệu cơ bản về triệu chứng bệnh giang mai ở nữ. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể gọi điện thoại theo số máy đường dây nóng 0365.116.117 hoặc chat trực tuyến để được tư vấn chi tiết.

Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!

Đánh giá: 
Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ
Điểm trung bình:  8.2 /  10 (  139 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Bệnh giang mai lây qua đường nào? Bệnh giang mai lây qua đường nào?
    Bệnh giang mai là một bệnh xã hội nguy hiểm đứng sau bệnh HIV/AIDS, bệnh giang mai đang có nguy cơ ngày một tăng cao tuy nhiên không phải ai cũng biết các phòng tránh căn bệnh này. Bài viết hôm nay sẽ chi...
    Xem chi tiết
  • Những lưu ý khi chữa bệnh giang mai Những lưu ý khi chữa bệnh giang mai
    Giang mai tuy là bệnh xã hội nguy hiểm và lây nhiễm nhanh, nhưng nếu được điều trị sớm và đúng phương pháp bệnh có thể chữa khỏi. Những lưu ý khi chữa bệnh giang mai sau đây sẽ giúp quá trình đ...
    Xem chi tiết
  • Hình ảnh bệnh giang mai từng giai đoạn Hình ảnh bệnh giang mai từng giai đoạn
    Giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm chỉ đứng sau bệnh HIV. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất mạnh. Nhận biết dấu hiệu bệnh là cách tốt để mỗi chúng ta có thể đề phòng...
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai có thể chữa khỏi được không? Bệnh giang mai có thể chữa khỏi được không?
    Bệnh giang mai có chữa khỏi được không? Đây là câu hỏi của rất nhiều người mắc phải căn bệnh hoa liễu nguy hiểm này. Theo các chuyên gia phòng khám Thái Hà, giang mai là bệnh có thể chữa dứt ...
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai có nguy hiểm không Bệnh giang mai có nguy hiểm không
    Bệnh giang mai là một bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm, do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây ra, con đường lây nhiễm chủ yếu là thông qua quan hệ tình dục không an toàn, bệnh cũng có thể lây tru...
    Xem chi tiết
  • Xét nghiệm giang mai vào thời điểm nào? Xét nghiệm giang mai vào thời điểm nào?
    Chào các bác sĩ phòng khám nam khoa Thái Hà, cách đây khoảng hơn 2 tuần tôi có quan hệ với gái mại dâm trong tình trạng say rượu nên đã không sử dụng bao cao su. Hiện nay tôi có biểu hiện lạ là x...
    Xem chi tiết